Nhật Bản là đất nước tiên tiến để học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, quyết định nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản lại là một vấn đề mà bạn cần được tư vấn rõ ràng. ICO Thanh Hóa sẽ đưa ra những điểm giống và khác nhau của hai chương trình để các bạn có thêm thông tin để giải đáp cho câu hỏi “nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản”.

1. Du học sinh Nhật Bản là gì?

Như tên gọi của hình thức này, các bạn cần phải hiểu rằng du học Nhật Bản đó là bạn đi để học tập, nâng cao kiến thức, được đào tạo trong môi trường giáo dục hiện đại mà trong nước chưa có. Đến đây bạn còn được rèn luyện, sử dụng thành thạo ngôn ngữ mới, được học cách sống tự lập khi sinh sống và học tập xa gia đình. Việc thích nghi được với môi trường, lối sống cũng như văn hóa của Nhật là điều không hề dễ dàng. Phương pháp học tập tại Nhật cũng có sự khác biệt khiến nhiều Du học sinh khó hòa nhập dẫn đến kết quả học tập không tốt, thậm chí bỏ cuộc giữa chừng.

Du học sinh vừa làm vừa học

Du học Nhật vừa học vừa làm thực chất vẫn là du học là chính, không phải hình thức xuất khẩu lao động. Hiện nay chương trình du học Nhật Bản lại không có hệ vừa học vừa làm.

Chính phủ Nhật chỉ cho phép bạn làm thêm ngoài giờ theo số giờ quy định để chi trả chi phí sinh hoạt, không được vừa làm vừa học trong giờ đào tạo, lên lớp. Theo quy định mà chính phủ Nhật Bản đưa ra, Du học sinh chỉ được làm việc tối đa 28 tiếng/tuần (tức tối đa 4 tiếng/ngày). Trường hợp làm quá tiếng bị phát hiện nếu không thể giải trình được lý do hợp lý thì sẽ bị trục xuất về nước.

Để được làm việc chính thức dưới sự bảo lãnh của công ty/xí nghiệp, Du học sinh tại Nhật Bản phải trải qua 1 đến 2 năm học đầu ở trường dạy tiếng Nhật, sau đó sẽ chuyển trường lên Senmon hoặc Đại học để học thêm 2 đến 4 năm mới được ra trường để đi làm.

2. Xuất khẩu lao động theo chương trình Thực tập sinh Nhật Bản là gì?

Trên thực tế, Thực tập sinh là danh nghĩa của lao động phổ thông trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đối với Thực tập sinh, đi xuất khẩu lao động ở các quốc gia tiên tiến là cách để nâng cao tay nghề và mục tiêu cao hơn là tích lũy tài chính nhanh hơn so với làm việc trong nước. Những yêu cầu để sang Nhật làm việc không quá cao. Về tiếng nhật, bạn chỉ cần trình độ từ N5 trở lên, có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật trong khi làm việc.

Tuy nhiên không có hình thức nào mà không có khó khăn. Thực tập sinh phải làm việc trong môi trường khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, áp lực tích lũy tài chính khiến các bạn tập trung làm việc mà ít dành thời gian để giao lưu và giải trí là những nguyên nhân dẫn đến tâm trạng chán nản, buồn bã hoặc thất vọng ở Thực tập sinh. Nắm được vấn đề mà Thực tập sinh phải đối mặt trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, các tổ chức, đội nhóm người Việt tại Nhật đã tổ chức các chương trình họp mặt, tâm sự và chia sẻ giúp các bạn Thực tập sinh có cơ hội giao lưu, giải tỏa tâm trạng, hỗ trợ lẫn nhau.

3. Visa Thực tập sinh và Du học sinh có gì khác biệt?

Cần lưu ý là ở chính phủ Nhật rất chặt chẽ về việc nhập cảnh. Visa Thực tập sinh là hình thức lưu trú tại Nhật dành cho người lao động chưa có kỹ năng và tay nghề, tiếp theo là visa Du học sinh. Do đó, nếu bạn đã đến Nhật với tư cách Du học sinh thì không thể quay lại với tư cách Thực tập sinh nữa.

Về cơ bản, điều này không quá quan trọng nếu việc học của bạn suôn sẻ và kết thúc đúng hạn. Nhưng trong trường hợp bạn không thể kết thúc chương trình học do không đủ tài chính, không đủ năng lực hoặc không phù hợp… thì không thể xin quay lại Nhật để làm Thực tập sinh. Vì vậy, nhiều người chọn hình thức Thực tập sinh như một bước đệm để chuẩn bị tài chính, ngôn ngữ và làm quen với đất nước mà mình muốn du học sau này.

4. Chi phí đi du học Nhật và xuất khẩu lao động là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký du học Nhật

Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký du học nhật bản diện tự túc là khoảng 200 triệu đồng đến 240 triệu đồng.  Chi phí trên đã bao gồm mọi khoản chi phí hồ sơ thủ tục visa, vé máy bay, học tiếng Nhật ở Việt Nam và các khoản đóng cho trường Nhật ngữ như: học phí 1 năm; ký túc 6 tháng; bảo hiểm y tế; lệ phí nhập học; phí tuyển khảo; tài liệu học tập…

Ngoài ra mỗi năm bạn cũng phải đóng thêm một vài khoản tiền. Số tiền phải đóng còn tùy theo mức học phí theo năm của các trường khác nhau và số tháng bạn đóng ký túc trước. Học phí tại các trường Nhật ngữ hiện nay thường dao động từ 700 đến 750 nghìn yên mỗi năm tương đương trong khoảng 140 – 150 triệu đồng.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nguồn du học sinh làm thêm tại các cửa hàng, tiệm báo, viện dưỡng lão, các đơn vị này đang cung cấp các chương trình học bổng giúp các bạn du học sinh giảm được rất nhiều chi phí du học. Khi sinh viên chọn các chương trình này, mức chi phí du học sẽ giảm đáng kể, thông thường ở mức chỉ từ 40 – 100 triệu đồng.

Chi phí xuất khẩu lao động (Thực tập sinh)

Tùy vào chương trình mà bạn đăng ký tham gia (chương trình Thực tập sinh Nhật Bản 1 hay 3 năm) mà mức chi phí cần chi trả cũng sẽ khác nhau. Thông thường, tại Suleco, tổng số tiền bỏ ra cho toàn bộ quá trình lập hồ sơ và sang Nhật làm việc dao động từ 85 đến 105 triệu đồng/người. Bạn sẽ cần phải bỏ ra các khoản chi phí bao gồm

  1. Chi phí khám sức khỏe;
  2. Chi phí đào tạo;
  3. Chi phí tạo nguồn;
  4. Chi phí học tiếng Nhật sau khi trúng tuyển;
  5. Chi phí khác;
  6. Chi phí dịch vụ.

5. Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản theo chương trình Thực tập sinh?

Dù là con đường du học hay lao động thì đích đến cuối cùng của các bạn đều là mong muốn cho cuộc sống tốt hơn về sau này. Vì vậy, việc đưa ra quyết định nên đi du học hay xuất khẩu lao động theo chương trình Thực tập sinh là tuỳ vào tình hình tài chính và mục đích của bản thân bạn. Sau đây là bảng so sánh về các điều kiện, mục đích để các bạn có thể hiểu hơn từng chương trình.

Du học sinhThực tập sinh
Những bạn vừa học xong chương trình cấp 3 hoặc đại học, có trình độ tiếng Nhật từ N5Những bạn đã hoàn thành trình độ từ THPT trở lên, có trình độ tiếng Nhật từ N4
Muốn nâng cao kiến thức, tập trung cho việc họcMuốn được lao động, làm việc kiếm thêm thu nhập, không tập trung vào việc học tập
Điều kiện kinh tế khá giả, đáp ứng được chi phí dịch vụ phải bỏ ra hơn 200 triệu đồngĐiều kiện kinh tế đáp ứng đủ cho phần chi phí dịch vụ từ 85 – 105 triệu đồng
Gia đình có thể chu cấp và gửi tiền trong các năm đầu tiên du họcGia đình không cần chu cấp thời gian đầu khi qua Nhật

Ưu và nhược điểm của từng lựa chọn

Để giúp ích cho bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định, bảng phân tích dưới đây sẽ hỗ trợ bạn về điều đó:

Du học sinhThực tập sinh
Ưu điểmCó môi trường tốt để phát triển, học tập, nâng cao kiến thứcKhông cần bỏ quá nhiều thời gian cho việc học
Sau khi hoàn thành chương trình học có thể ở lại Nhật để làm việc hoặc tiếp tục học lên cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ)Có thể làm việc tại Nhật đến 5 năm và quay trở lại lần 2 với chương trình lao động khác theo quy định
Được hỗ trợ, cung cấp nơi ăn ở và sinh hoạt hàng ngày với điều kiện tốt nhấtThu nhập ổn định, lương cao với những đãi ngộ tốt cho người lao động
Gia đình có thể chu cấp và gửi tiền hỗ trợ, san sẻ trong các năm đầu tiên du họcCó thể tăng ca kiếm thêm thu nhập với mức lương từ 125 – 150% so với lương cơ bản
Chương trình đào tạo với đa dạng ngành họcCó đến 85 ngành nghề đa dạng lựa chọn
Có thể làm thêm với mức thu nhập từ 650 Yên đến 1200 Yên/giờChi phí thấp hơn so với việc đi du học Nhật Bản
Nhược điểmKhông thể làm thêm quá số giờ quy địnhThực tập sinh có nỗi lo về thu nhập
Nếu không thể hoàn thành chương trình du học thì cũng không thể quay lại Nhật theo chương trình Thực tập sinh đượcChỉ có thể tăng ca, không được làm thêm công việc khác ngoài công việc chính
Chi phí cao hơn so với chương trình xuất khẩu lao động

Mức lương của Thực tập sinh Nhật Bản là bao nhiêu?

Hiện tại, mức lương cơ bản của Thực tập sinh trong khoảng từ 140 đến 170 nghìn yên/tháng tương đương với tiền Việt là từ 28 đến 35 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa bao gồm phần thu nhập kiếm thêm từ việc tăng ca.

Bên cạnh mức lương, Thực tập sinh Nhật Bản cũng sẽ được hưởng những chế độ và quyền lợi lao động như người lao động Nhật Bản, cụ thể như:

  • Được tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Được nghiệp đoàn Nhật Bản hỗ trợ và giúp đỡ khi gặp khó khăn;
  • Được nghỉ cuối tuần, ngày lễ – lịch đỏ theo quy định của công ty và chính phủ Nhật;
  • Được hưởng lương cơ bản không được thấp hơn lương vùng, lương làm thêm phải cao hơn lương cơ bản tối thiểu 125%.

Tóm lại, dù là du học hay Thực tập sinh Nhật Bản thì bạn đều phải tìm hiểu kỹ về mong muốn của bản thân, sau đó xét đến năng lực của mình và khả năng tài chính để đưa ra quyết định sẽ đi theo hình thức nào.